Ô tô con phanh gấp bị xe tải tông: Tài xế nào sai?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.Báo Mỹ: Giới chức phương Tây nghi ngờ Trung Quốc lập căn cứ hải quân ở Campuchia
Bảo quản đồ ăn trong ngăn mát tủ lạnh cũng là cách mà Nguyễn Như Quỳnh (23 tuổi), ngụ tại 719 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.22, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) áp dụng để tránh bị ôi thiu trong những ngày nắng nóng. Quỳnh cho biết: “Gần như lúc nào ăn xong, đồ ăn còn dư mình cũng bảo quản trong tủ lạnh chứ không để ở ngoài. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, ở bên ngoài còn có côn trùng nên cách tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh”.
Anh Nguyễn Ngọc Lương: 'Cùng đoàn kết, chung tay thổi bùng ngọn lửa tình nguyện'
Trang chủ của Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth vừa đưa tin, giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 được trao cho 7 cá nhân xuất sắc. Đặc biệt, cả 5 nhà khoa học được nhận giải thưởng chính giải thưởng VinFuture của tỉ phú Phạm Nhật Vượng năm 2024 đều được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025.7 nhà khoa học được nhận giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth 2025 gồm: GS Yoshua Bengio (Canada), GS Geoffrey Hinton (Anh), GS John Hopfield (Mỹ), GS Yann LeCun (Pháp), ông Jensen Huang (Mỹ), TS Bill Dally (Mỹ), GS Fei-Fei Li (Mỹ). Đây là những người có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của học máy hiện đại, một thành phần cốt lõi tạo nên tiến bộ vượt bậc về trí tuệ nhân tạo (AI).Cùng trao giải thưởng năm 2025 cho 7 nhân vật xuất sắc này, Quỹ Giải thưởng kỹ thuật Nữ hoàng Elizabeth muốn ghi nhận cả 3 trụ cột cốt lõi của học máy hiện đại là thuật toán, phần cứng hiệu suất cao và bộ dữ liệu chất lượng.Trong đó, các giáo sư Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton, John Hopfield và Yann LeCun từ lâu đã nghiên cứu thuật toán học sâu cùng mạng nơ-ron (mạng thần kinh nhân tạo) như một mô hình hiệu quả cho máy học và đây hiện là mô hình thống trị. Ông Jensen Huang và TS Bill Dally đã dẫn đầu quá trình phát triển nền tảng phần cứng hỗ trợ hoạt động của các thuật toán học máy hiện đại. GS Fei-Fei Li đã xác định tầm quan trọng của việc cung cấp các tập dữ liệu chất lượng cao, vừa để đánh giá tiến độ vừa hỗ trợ việc đào tạo các thuật toán học máy.Trước đó, ngày 6.12.2024, tại Hà Nội, giải thưởng chính VinFuture 2024 cũng đã được trao cho GS Bengio, GS LeCun, GS Geoffrey Hinton, ông Jensen Huang, GS Fei-Fei Li, cũng bởi những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu. Giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật có trị giá 500.000 bảng Anh, được trao lần đầu năm 2013, được trao định kỳ 2 năm một lần để tôn vinh những sáng kiến kỹ thuật đột phá, mang lại lợi ích cho nhân loại toàn cầu. Đây cũng là một giải thưởng rất uy tín của thế giới khi mà hội đồng giải thưởng đều là những nhà khoa học hàng đầu thế giới; những cá nhân được trao giải đều là những nhà khoa học có đóng góp mang tính đột phá trong kỹ thuật cho nhân loại.
Khác với những số phát sóng trước đó, khách mời của The Khang Show tập 103 không phải nghệ sĩ mà là "kình ngư" Ánh Viên. Trong chương trình này, Ánh Viên mang đến câu chuyện về hành trình từ một cô bé đam mê bơi lội ở vùng sông nước miền Tây đến khi trở thành một trong những "gương mặt vàng" của làng thể thao Việt Nam. Theo Ánh Viên, từ nhỏ cô đã được ông nội dạy bơi và đến khi học tiểu học cô rất thích tham gia cuộc thi bơi qua sông do trường học tổ chức. "Lúc đó, trường học của tôi thường tổ chức cuộc thi bơi qua sông và ngày nào đi học tôi cũng đem theo một bộ đồ, chỉ đợi khi nào thầy kêu đi thi là tôi sẵn sàng tham gia. Tôi nhớ mình phải chờ rất lâu vì phải canh theo con nước thì mới thi được", cô nói.Bên cạnh đó, Ánh Viên còn tiết lộ ông bà và ba mẹ đều khá phân vân khi cô quyết định trở thành vận động viên bơi lội. Tuy nhiên, nhờ sự thuyết phục của thầy cô nên gia đình của Ánh Viên đã đồng ý. Trong thời gian thi đấu chuyên nghiệp, Ánh Viên phải ăn rất nhiều để có đủ sức khỏe tập luyện với cường độ cao. "Có lúc tôi mệt chỉ muốn uống nước, nhưng vẫn bị ép ăn một tô to. Lúc đó, tôi tưởng tượng mình như một chiếc máy xay sinh tố, bỏ đồ ăn vào là xay thôi", cô hài hước kể lại.Lúc đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Ánh Viên quyết định giải nghệ vì nhiều lý do. Theo đó, cô muốn hoàn thành việc học còn dở dang, khám phá cuộc sống bên ngoài và trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi huấn luyện viên khiến cô cảm thấy không còn hòa hợp. "Năm 2020, tôi có làm việc với một huấn luyện viên khác, thầy không biết được điểm mạnh của tôi nên sau đó tôi phải tự luyện tập khoảng một năm rưỡi nữa. Tôi mong muốn mình đạt được thành tích như trước cộng thêm nhiều áp lực bên ngoài khiến tôi chịu không nổi. Vì vậy, tôi muốn dừng lại và chuyển sang hoạt động khác. Lúc đó, tôi tập luyện nhiều lắm nên chưa biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tôi khát khao sống một cuộc sống bình thường", cô nói. Khi MC Nguyên Khang hỏi cô có tiếc nuối vì giải nghệ ở thời điểm sự nghiệp đang phát triển, Ánh Viên nói rằng cô chỉ cảm thấy tiếc bởi lúc đó cô không có đủ điều kiện để làm tốt hơn. Nhưng cô không muốn quay lại con đường cũ vì cô đã cân nhắc kỹ quyết định của mình. Ngoài ra, Ánh Viên còn tiết lộ vào năm 2021 cô đã bán chiếc xe máy của người hâm mộ tặng để thành lập câu lạc bộ bơi lội. Cô tâm sự: "Lúc đó, tôi chưa có kinh phí để làm nên đành phải bán xe. Còn những phần tiền thưởng từ các giải đấu thì hầu hết tôi đều gửi về cho ba mẹ. Tôi không muốn xin ba mẹ và việc bán xe cũng giúp tôi có thêm động lực để mở câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi cũng biết là năm sau ba sẽ mua xe mới cho mình". Sau khi giải nghệ, Ánh Viên sống trong căn hộ ở quận 9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) do một khán giả tặng và làm thêm công việc huấn luyện viên dạy bơi cho một trường quốc tế ở quận 7 (TP.HCM). Song song đó, Ánh Viên còn tích cực thực hiện những clip hướng dẫn kỹ thuật bơi để đăng tải trên mạng xã hội. Theo nữ kình ngư 29 tuổi, để thực hiện được những video đăng tải trên TikTok, cô cần nhiều người hỗ trợ từ khâu kịch bản cho đến quay dựng. Nói về hành trình bắt đầu tham gia sáng tạo nội dung số, Ánh Viên cho biết: "Lúc đầu tôi cũng khá ngại ngùng vì mình sống khép kín. Nhưng nhờ có các bạn động viên rằng phải làm clip như thế thì mọi người mới biết học bơi rất tốt, từ đó biết đến câu lạc bộ của mình, nên tôi đã cố gắng thích nghi". Tuy nhiên, Ánh Viên vẫn thích mọi người biết đến mình qua hình ảnh cô giáo dạy bơi hơn là một nhà sáng tạo nội dung.
BlueSky Gaming - Phòng máy hướng đến Thể thao Điện tử
Tôi khóc vì một bài hát mang một ước mơ thật chính đáng và thiết thực đã hơn 70 năm (nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác bài hát này năm 1952). Mơ ước ấy vẫn còn trên hành trình dài.